Bước 1: Cắt thảm cỏ theo các kích thước phù hợp với công trình
Cuộn cỏ bạn nhận được sẽ có khổ cố định 2m, vì vậy việc của bạn là tính xem cần phải cắt tấm thảm ra các kích thước như thế nào để ít phải nối nhất có thể.
Sau đó, lật úp tấm thảm lại, để mặt đế thảm lên trên, đánh dấu các vị trí cần cắt. Dùng dao rọc giấy, cắt rọc thảm cỏ ở các vị trí đã đánh dấu.
Bước 2: Dán nối các tấm thảm lại với nhau
Đặt các tấm thảm sau khi cắt vào các vị trí phù hợp để kiểm tra lại việc cắt các tấm thảm đã chính xác chưa.
Lưu ý quan trọng: Thảm cỏ được cuốn trong cuộn, nên các sợi cỏ sẽ ngã về 1 phía, vì vậy bạn cần sắp xếp các tấm thảm để các sợi cỏ cùng nằm về một hướng, như vậy sau khi thi công thảm cỏ nhân tạo sẽ liền mạch và đẹp mắt hơn.
Sau khi sắp xếp các tấm thảm vào đúng vị trí, dùng keo dán bôi lên mặt đế thảm và bôi lên mặt nền (mặt tường) dọc theo đường nối. Hoặc bạn cũng có thể dùng 1 tấm bạt để làm điểm nối (xem thêm video hướng dẫn).
Bước 3: Cố định thảm cỏ
- Với thi công dán tường: Bôi keo vào toàn bộ mặt đế thảm để dán vào tường, có thể cố định bằng cách bắn vít đối với khung sắt (thi công bảng hiệu, backrop)
- Với thảm cỏ nhân tạo lót sàn, trải sàn: Chỉ cần dán các mép ngoài của thảm cỏ (để tránh vênh, cát bẩn lọt vào hoặc đi vấp) – Với nền đất hoặc phức tạp bạn có thể trao đổi thêm với nhân viên kỹ thuật của Cỏ Nhân Tạo
Keo dán cỏ nhân tạo nên dùng loại nào?
- Keo bugjo: Đây là loại keo dán cỏ nhân tạo phổ biến nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm: dẻo, thời gian khô không quá nhanh giúp bạn có thể điều chỉnh tấm thảm đẹp hơn trong quá trình dán; keo sau khi khô có khả năng kết dính tốt và sử dụng lâu dài. Giá rẻ.
Keo A-B: vẫn có 1 số thợ thi công sử dụng, ưu điểm là keo sau khi dán sẽ rất cứng, kết dính cao. Tuy nhiên, khuyết điểm là khó sử dụng (pha trộn đúng tỷ lệ), đồng thời thời gian khô cứng rất nhanh, khi thi công sẽ khó điều chỉnh.
- Một số loại keo dán gỗ như keo con chó, đỉnh vàng… cũng có thể sử dụng (chi phí cao hơn)